Sự kết hợp giữa Rùa và chim Hạc (Quy – Hạc) là một biểu tượng quen thuộc trên các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, gốm sứ cũng như trong những vật phẩm phong thủy. Vậy thì biểu tượng này có ý nghĩa gì, hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu nhé.
Rùa đội Hạc là một hình ảnh quen thuộc trong các chùa, đền,… tại Việt Nam
Rùa (Quy) là một loài bò sát lưỡng cư có thân hình vững chắc và là một trong những loài động vật có tuổi thọ rất cao. Bên cạnh đó, loài Rùa không ăn nhiều và có khả năng tồn tại được một thời gian dài mà không cần ăn nên được xem là biểu tượng của sự thanh cao, thoát tục. Trong văn hóa Việt Nam, Rùa còn là biểu tượng cho sự sống trường thọ.
Chim Hạc trong những truyền thuyết xưa được xem là một loài “chim tiên”. Hạc là loài vật đứng đầu trong họ lông vũ, được coi là “nhất phẩm điểu” – mang nhân cách, phẩm chất của một người quân tử, luôn mạnh mẽ trước những khó khăn. Người Việt từ ngàn xưa đã tin rằng việc trưng bày, bài trí biểu tượng Hạc trong vườn, trong nhà sẽ mang tới sự êm ấm và hạnh phúc cho gia đình.
Khi kết hợp với nhau, Quy – Hạc biểu trưng cho sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Theo truyền thuyết thì hai loài vật này là một đôi bạn rất thân và luôn hết mình giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn: Rùa sống dưới nước, biết bò, Hạc sống trên cạn, biết bay. Mỗi độ trời mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, Rùa đã giúp Hạc vượt vùng nước ngập để đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, Hạc lại giúp đưa Rùa lên vùng có nước. Điều đó nói lên lòng chung thủy và sự tương trợ hết lòng trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tri kỷ.
Quy – Hạc là biểu tượng quen thuộc trên gốm sứ, biểu hiện cho lòng chung thủy và sự trường tồn
Vân Nguyễn (Tổng hợp từ Internet)