Wagashi – Tinh hoa trong ẩm thực Nhật Bản

Wagashi là tên gọi chung của những món bánh ngọt truyền thống có thành phần chủ yếu từ các loại đậu (đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành…), bột gạo, hạt (hạt dẻ, óc chó…), các loại quả mọng (dâu tây, kiwi…). Món bánh này có hương vị thơm ngon, được tạo hình tinh xảo và thường dùng cùng trà xanh trong các nghi thức Trà Đạo Nhật Bản.

wagashi-1

Nguồn gốc của Wagashi

Wagashi xuất hiện ở Nhật vào thời Yayoi (300 TCN – 300) như một món ăn dùng để tế thần và đến thời Edo (1603 – 1867), loại bánh này mới được phát triển thành một nghệ thuật ẩm thực. Sau đó, đến thời Minh Trị (1868 – 1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu wasagi đến với phương Tây. Kể từ đó, món bánh này đã được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Nhật Bản.

Ngày nay, wagashi được sử dụng rộng rãi như món tráng miệng kích thích vị giác sau khi thưởng trà cũng như được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại tại Nhật Bản.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 1

Ý nghĩa văn hóa của bánh wagashi

Ở xứ Phù Tang, wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn được xem là bộ môn nghệ thuật truyền thống tinh tế và độc đáo.

Wagashi theo Tiếng Hán có nghĩa là “Hòa quả Tử”, nghĩa là “vẻ đẹp của tự nhiên”. Mỗi chiếc wagashi đều được ví như một “vũ trụ thu nhỏ”, tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh thường được tạo hình tinh xảo từ lấy cảm hứng từ thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh làm từ các loại đậu tượng trưng cho con người.

Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong một món ăn nhỏ bé, wagashi đã và đang là một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 2

Nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại

Ngày nay, wagashi vẫn gắn liền với đời sống người dân của xứ Phù Tang, tuy vẫn giữ được những bản sắc truyền thống nhưng món bánh này cũng đã được “biến tấu” cho phù hợp hơn với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài.

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh wagashi 3

Vẫn sử dụng công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: Bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía… nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành những tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Wagashi truyền thống thường mang vẻ đẹp cổ điển của phong, hoa, tuyết, nguyệt, trong khi những chiếc bánh wasaghi hiện đại thì có hình dáng của những nhân vật manga, hoạt hình nổi tiếng, v..v…

86dd8078beca7b17eb857a05dd4b27ec

Sự trải nghiệm của năm giác quan

Người Nhật quan niệm khi thưởng thức wagashi, bạn phải dùng đến cả năm giác quan của mình mới có thể cảm nhận hết sự thanh khiết và tinh túy của chiếc bánh.

  • Thị giác: Mỗi chiếc bánh đều được tạo hình tỉ mỉ dựa trên cảm hứng từ vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc các bộ môn nghệ thuật khác từ Nhật Bản nên chắc chắn cũng mang đến cho thực khách những trải nghiệm rất thú vị khi ngắm nhìn.
  • Vị giác: Qua mỗi miếng bánh, người dùng sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị đặc trưng, thơm ngon từ các loại đậu và ngũ cốc bổ dưỡng.
  • Xúc giác: Mỗi loại wagashi có sự mềm mại, độ ẩm hoặc giòn tan khác nhau khi cầm trên tay và thưởng thức.
  • Khứu giác: Wagashi có mùi thơm thoang thoảng, ngọt lành của các nguyên liệu tự nhiên mà không lấn át đi nét thi vị của thức uống đi kèm.
  • Thính giác: Người Nhật gọi từng loại wagashi bằng những tên gọi rất trang nhã và đầy chất thơ mà khi nghe và hiểu được, chắc chắn bạn cũng sẽ cảm thấy rất thú vị.

img

Vân Nguyễn (Tổng hợp từ Internet)

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc