Văn hóa thưởng trà Nhật Bản và những câu chuyện thú vị

Trà đạo Nhật Bản gắn liền với hình tượng thuần khiết, kiểm soát những ham muốn theo tinh thần thiền đạo, từ đó mang đến tinh thần lạc quan, thanh cao và nhẹ nhàng. Khi tìm hiểu về thế giới trà đạo, ta sẽ học được nhiều ý nghĩa sâu rộng mà nó muốn truyền tải. Song song đó, cũng có rất nhiều câu chuyện nhỏ thú vị về văn hóa thưởng trà. Trong bài viết này, DIVA Gốm Sứ sẽ giới thiệu bạn một vài điểm đặc biệt đó nhé.

f70b3a72-a24a-4ee9-9b70-12ff1559f7dd-2060x1236

Giá của trà cụ từng có thể mua được một thành phố

Meibutsu – những vật dụng danh phẩm du nhập vào Nhật Bản từ nhà Đường, Trung Quốc. Vào thời chiến quốc, Meibutsu là món hàng có giá trị lớn trong những cuộc thương thảo mang tính chính trị, và một chiếc hộp  đựng trà có thể đổi cả một quận hoặc một thành phố.

tea

Trà Nhật, hồng trà và trà Trung Quốc

Lá trà được thu hoạch từ loài cây hoa trà – có tên khoa học là Camellia sinensis. Thật ra, trà Nhật, trà Trung Quốc và hồng trà đều được thu hoạch cùng một loại cây nhưng khác giống. Chính kỹ thuật canh tác khác nhau đã tạo nên nhiều giống trà khác nhau.

Chaji – Lễ thưởng trà dài 4 tiếng rưỡi

Một buổi uống trà bình thường chỉ mất khoảng 30 phút, nhưng buổi thưởng trà mang đầy đủ nghi thức trang trọng Chaji thì kéo dài khoảng 4 tiếng rưỡi. Khách sẽ dùng bữa với nhiều món ăn cầu kỳ và uống rượu trước khi thưởng trà.

2 triệu VNĐ cho 100 gram trà

Những lá trà non được thu hoạch vào mùa vụ đầu tiên trong năm vào khoảng đầu tháng 5 thường có chất lượng cao nhất nên rất được yêu chuộng tại Nhật. Tuy nhiên, giá trà vào thời điểm đó cũng rất cao, giá cao nhất được ghi nhận vào năm 2013 là 90.000 yên/kg, tương đương 2 triệu VNĐ cho mỗi 100 gram, thật là quá cao cấp.

67912783_o1_large

Người Nhật và vẻ đẹp của sự bất toàn

Nghệ thuật thưởng trà Rikyu với chuẩn mực “nhận ra nét đẹp ẩn sau sự không hoàn hảo”, chính nhận thức đó giúp mỗi con người cảm nhận và cố gắng hoàn thiện mình để làm mọi thứ trở nên thi vị.

Shizuoka – Vùng trà có sản lượng lớn nhất Nhật Bản

Với những cánh đồng trà trải rộng bạt ngàn, Shizuoka đóng góp gần một nửa sản lượng trà thu hoạch trên cả nước. Tại đây, vùng Makinohara Daichi là nơi nổi tiếng với cánh đồng trà lớn nhất Nhật Bản.

228396_206674396039131_6178830_n

Trà thất dát vàng (Ougon no Chashitsu)

Người ta nói rằng để chứng minh quyền lực, Tướng quân Hideyoshi Toyotomi đã ra lệnh cho Rikyu xây một trà thất dát vàng, từ nội thất đến trà cụ đều bằng vàng và đã đưa nghi thức thưởng trà của Sen no Rikyu vào chính trị.

2a

Sen no Rikyu – Người sáng lập Cha No Yu

Bất kỳ người Nhật nào (dù có chuyên môn về trà đạo hay không), cũng biết đến tên Sen no Rikyu. Ông là một vị trà sư danh tiếng. Những quan niệm thẩm mỹ và tinh thần trà đạo mà ông truyền lại ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Nhật Bản cho đến tận ngày nay.

3a

Vào thời Aduchi Momoyama, thời kì Cha No Yu liên kết chặt chẽ với quyền lực chính trị, Rikyu là gười dạy trà đạo cho tướng quân Hideyoshi Toyotomi. Khi những vật dụng từ nhà Đường đang được ưa chuộng và đắt tiền, Rikyu gây kinh ngạc khi phát triển những trà cụ mới đơn giản, mộc mạc mang đậm truyền thống Nhật Bản và dấu ấn cá nhân ông. Những trà cụ này như chén trà, lọ cắm hoa bằng tre hay hũ đựng trà Natsume… vừa khả dụng, vừa mang dáng vẻ xinh đẹp. Ý tưởng từ những trà cụ đó vẫn được kế thừa cho đến ngày nay như những “Rikyu gonomi”, tức “vật ưa thích của Rikyu”. Thiết kế trà cụ, xây dựng trà thất, sắp đặt những buổi thưởng trà ấm cúng phù hợp với từng vị khách, Rikyu quả là một nghệ sĩ làm trọn vai trò của một “nhà sản xuất” tài ba.

chanoyu-way-of-tea-by-merlin-8

Ngân Mai (Theo Kilala.vn)

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc