Văn hóa ẩm thực và nghệ thuật bài trí món ăn Nhật Bản

Người Nhật Bản được biết đến với đức tính cần kiệm, khéo léo và tài tình không chỉ ở tâm hồn mà còn ở cách sống. Tính cầu toàn ở người Nhật cũng là một điều mà toàn thế giới phải thán phục. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng không nằm ngoài những nguyên tắc sống của họ, ẩm thực là sự tổng hòa của những yếu tố: đặc điểm từng vùng địa phương, món ăn thay đổi theo mùa, kỹ thuật trưng bày, thói quen ăn uống của từng thời điểm khác nhau.

nb17

Điều tạo nên sức hấp dẫn cho ẩm thực Nhật Bản chính là sự thòa hợp giữa hương vị thơm ngon, tự nhiên cùng tính thẩm mỹ trong các món ăn qua các giác quan: thị giác, khứu giác, và vị giác. Hay cao hơn, người Nhật còn đưa ra được cho mình một qua niệm vô cùng bài bản về ẩm thực: “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp có: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Bữa ăn hằng ngày của người dân Nhật thường gồm món hầm, món rau trộn, món chiên, món hấp hoặc món nướng, ăn với cơm hoặc cháo. Cơm đóng vai trò qua trọng và gần như không thể thiếu trong mọi bữa ăn của người dân Nhật. Bên cạnh đó, người Nhật còn có sự luân phiên thay đổi các món chính như mì Udon hay Soba, hoặc Tempura (đồ chiên). Một bữa ăn ở Nhật chưa thể gọi là bữa ăn nếu như không đạt đủ các yếu tố sau: việc trình bày món ăn, bao gồm cả việc trang trí và hình thức bên ngoài, việc chọn đĩa hay các loại dụng cụ ăn và cuối cùng chính là hương vị của chính món ăn đó.

Nhat-tiec-1-3393-1430967521

Văn hóa ẩm thực và nghệ thuật bài trí món ăn Nhật Bản

Một bữa ăn tối của người Nhật là sự thưởng thức hài hòa cả ba mặt kể trên. Bữa tối là bữa chính, bắt đầu bằng món khai vị là một ly nhỏ rượu sake, một loại rượu gạo lên men thường uống nóng. Bữa ăn được bày lên một bàn thấp, và người ngồi trên những chiếc gối kê trên nhà đã được trải nệm tatami.

Những món ăn thường được chuẩn bị một cách đơn giản, nhưng hương vị và bản chất món ăn tạo một sự thanh nhã và phong phú đặc trưng kiểu Nhật. Một bữa tối thường thấy ở một gia đình người Nhật luôn gồm một bát cơm nóng kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp ăn cùng với canh Miso. Hoặc đối với một số gia đình khác, học ăn cơm chỉ với Natto (hạt đậu nành ngâm lên men) được trộn đều với hành lá cắt nhỏ và trứng sống. Có người từng nói rằng, nhìn trên mâm cơm của Nhật Bản, gần như có thể nhận thấy được hầu hết các loại thực phẩm, “có một chút gì đó của núi, và một chút gì đó từ biển cả”. Núi tượng trưng cho các loại rau ở nhiều địa phương cùng với món chính là gạo. Biển không gì khác hơn đó là nguồn hải sản, nhất là cá. Một bữa ăn đầy đủ cả về hương vị, màu sắc cũng như độ dinh dưỡng là một tiêu chí không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Nhat-tiec-6582-1430967521

Văn hóa ẩm thực và nghệ thuật bài trí món ăn Nhật Bản. Ảnh: Internet.

Trong quá trình chế biến thức ăn, người Nhật sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hòa. Yếu tố thẩm mỹ khi trình bày món ăn Nhật chính là tái hiện lại yếu tố thiên nhiên vốn có trong các thực phẩm tự nhiên: “Món măng hấp trình bày trên đĩa như một cụm măng xúm xít dưới gốc tre… Món cá thu chiên hệt như một dãy núi có cỏ mọc phía trên”. Món ăn trình bày sao cho màu sắc, hình dạng và nguyên liệu phải hài hòa với chủ đề của bữa ăn cũng như phù hợp với từng mùa. Yếu tố mùa ảnh hưởng đến ẩm thực Nhật Bản không chỉ đơn thuần là “mùa nào thức ăn ấy” mà chủ yếu là ở chỗ thức ăn phải phản ánh được cảnh quan thiên nhiên của mùa đó. Thưởng thức những món ăn đặc trưng của mùa Thu trong khí trời mát mẻ trong lành, vừa thể hiện được sự tôn trọng những đặc ân mà thiên nhiên ban tặng vừa thưởng thức được phong vị đặc trưng của chính các món ăn đó.

Nhat-sushi-1-4736-1430967521

Các vật dụng dùng trong bài trí thức ăn cũng từ đó mà bị ảnh hưởng, được lựa chọn sử dụng tùy theo từng mùa cho phù hợp. Như chất liệu Thủy tinh và hoa văn cây trúc được xem là thích hợp vào mùa hè. Đĩa có hình dáng, kích thước và hoa văn tương phản để đạt được sự cân bằng mỹ học giữa thức ăn và đồ đựng. Nếu món ăn có hình tròn thường sẽ được trưng bày trong một loại đĩa hình vuông hay tam giác. Họ dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dạng khác nhau từ trước khi người phương Tây vượt qua được cái giới hạn chặt chẽ của mình đối với các loại đĩa tròn. Và trên mỗi đĩa thức ăn, thường người Nhật không để vun đầy thức ăn hết cả đĩa, mà chỉ là một góc nào đó để người ăn còn có thể thưởng thức được cả nét đẹp của vật dụng đựng nó.

Img

Văn hóa ẩm thực và nghệ thuật bài trí món ăn Nhật Bản. Ảnh: Internet.

Hiểu được tinh thần cũng như nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản sẽ càng làm chúng ta nể phục hơn những con người đến từ đất nước của hoa anh đào, đất nước của những samurai oai dũng. Học hỏi và tiếp thu được nét tinh tế trong bài trí thức ăn của người Nhật là một điều khiến cho bữa ăn của bạn thêm phần hài hòa, hấp dẫn, đồng thời tu dưỡng thêm cho tâm hồn của người chế biến nên những món ăn tuyệt hảo.

Tổng hợp từ Internet

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc