Ẩm thực truyền thống Nhật Bản không chỉ đa dạng, phong phú về món ăn, thức uống, mà còn độc đáo và ấn tượng bởi phương pháp chế biến và những nguyên tắc mà mọi người phải tuân theo trên bàn ăn. Ở xứ hoa anh đào, mỗi món ăn thường gắn với một nét văn hóa, đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người Nhật. Hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu thêm về tính triết lý trong nghệ thuật ẩm thực của quốc gia này nhé.
Trong ẩm thực Nhật Bản, khi chế biến món ăn, người đầu bếp phải đảm bảo được 5 nguyên tắc chính: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc khi dùng bữa.
Nguyên tắc 5 màu: Mỗi bữa ăn cùa người Nhật đều cần có đủ 5 màu: trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (có thể thay màu đen bằng những màu sẫm như màu nâu, màu tím). Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm này rõ nhất trong các món ăn quen thuộc như Sushi, Shasimi,… Mỗi món ăn đều giống như một tác phẩm với nghệ thuật với những sắc màu hài hòa, độc đáo. Nguyên tắc này giúp đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cũng như mang đến hình thức đẹp mắt cho món ăn.
Nguyên tắc 5 vị: Hầu hết những món ăn của Nhật đều có sự hòa quyện hài hòa giữa các vị vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami giúp kích thích vị giác cho thực khách.
5 phương pháp nấu ăn: Người dân ở xứ Phù Tang cũng khá chú trọng các phương pháp nấu ăn, bên cạnh đó, các món ăn trong mỗi bữa ăn của họ cũng cần phải đa dạng. 5 phương pháp nấu ăn được khuyến khích sử dụng bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc,…
Nguyên tắc 5 giác quan: Với người Nhật, món ăn không phải chỉ ngon miệng là đủ mà còn phải tạo được sự kích thích đối với những giác quan khác. Đó là lý do người dân ở quốc gia này cũng rất xem trọng việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho đẹp mắt. Người Nhật còn có một câu nói nổi tiếng là “Ăn bằng mắt.”
5 quy tắc khi thưởng thức món ăn: Là những chuẩn mực liên quan đến việc dùng bữa ở Nhật, bắt nguồn từ những triết lý trong đạo Phật.
- Một là cần phải kính trọng và biết ơn công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị món ăn đó.
- Hai là mỗi người phải luôn làm những việc tốt để xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó.
- Ba là phải có một tâm thái bình an khi ngồi vào bàn ăn.
- Bốn là thức ăn không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mà còn để nuôi dưỡng tinh thần.
- Năm là chúng ta phải luôn nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.
Biết thêm về những triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản, chúng ta càng nhận thấy rõ sự tỉ mỉ, chuẩn mực của con người ở quốc gia này. Thật không có gì khó hiểu khi đây cũng là một nét đẹp văn hóa mà người dân Nhật Bản luôn muốn gìn giữ và phát huy.
Theo Kyodai