Trung Hoa – Đất nước khởi nguồn của biết bao tập tục, nét đẹp văn hóa với sức ảnh hưởng sâu rộng với các quốc gia Châu Á cả từ thời cổ đại cho đến nay. Trong đó không thể không nhắc đến văn hóa thưởng trà với hơn ngàn năm phát triển Đất nước Trung Hoa được coi là “quê hương của trà” bởi đây là quốc gai đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà như một đồ loại thức uống. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh, trà là thức uống mang đến sự bình yên, tỉnh táo cho tinh thần người thưởng trà mỗi khi cảm thấy bí bách và căng thẳng. Hãy cùng Diva Gốm Sứ tìm hiểu về nét đẹp văn hóa có từ lâu đời này của người Trung Hoa để cảm nhận một khía cạnh rất khác của của một đất nước với hơn ngàn năm phát triển.
Lịch sử ghi chép lại kể rằng, trước năm 280, ở miền Nam Trung Hoa cổ đại tồn tại một nước nhỏ gọi là nước Ngô. Nhà vua thường ép các đại thần uống rượu say mỗi khi có yến tiệc. Có một vị đại thần tên là Vĩ Siêu do thể trạng không uống được nhiều rượu, vua liền bắt ông uống trà thay rượu mỗi khi giao tế. Từ đó, các quan văn bắt đầu dùng thức uống này để tiếp khách thay vì rượu như thông lệ vốn có. Sự phát triển của trà cũng từ đó được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường, Giai đoạn 2: sau Đường đến thời Tống, Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh – Thanh.
Lịch sử trồng trà của người Trung Quốc có từ cách đây 2000 năm trước công nguyên. Những vùng trồng chè nổi tiếng nhất là tỉnh Giang Tô, An Huy, Hồ Nam, Triết Giang, Hà Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Vân Nam, Thiểm Tây… và nổi trội nhất trong tất cả các loại trà là 3 loại trà là trà xuân, trà hạ, trà thu.
Các bé gái đang thu hoạch trà trên các cánh đồng chè (Nguồn: Internet)
Trong hơn 4000 năm lịch sử, trà được xếp trong danh sách 7 thói quen không thể thiếu trong cuộc sống. “Khách đến kính trà” là phong tục lễ nghĩa hiếu khách trọng tình của người Trung Quốc cho dù là ở nơi thành thị hay chốn thôn quê. Trà được dùng trong hầu hết các mùa, lễ tết khác nhau. Đặc biệt, thưởng trà cùng bánh Trung Thu dưới ánh trăng tròn, sáng tỏ còn là một hoạt động thường thấy mỗi độ Thu về của đất nước Trung Hoa.
Thưởng thức bánh Trung Thu bên chung trà thơm ngát (Nguồn: Internet)
Đối với nhân dân Trung Hoa, pha trà, uống trà là thói quen, là niềm vui và là nghệ thuật. Cách pha trà cũng vô cùng đa dạng, không đơn giản nhưng ta uống trà hiện nay. Đơn giản nhất là cho trà vào tách, đổ nước sôi vào ly trà thủy tinh, chờ vài giây là uống được. Cầu kỳ hơn nhiều với nhiều công đoạn rửa trà, tráng ly, lọc trà và rót trà. Trong nghệ thuật trà, mùi và hương vị của trà là điều quan trọng nhất, đồng thời là yếu tố quyết định nhất của buổi thưởng trà.
Chén dùng để uống trà chỉ nên dùng loại chén nhỏ chứa được khoảng 2 ngụm nước, bởi người dân Trung Hoa cho rằng chỉ bằng 2 ngụm là bạn đã có thể cảm nhận được hết được vị ngon của trà. Ấm pha trà thường được làm bằng đất sét tráng men hoặc từ các loại gốm sứ chất lượng. Lượng trà dùng để pha không nên dùng nhiều quá mà cũng không nên dùng ít quá, để đảm bảo hương vị vẹn nguyên, tinh túy nhất của trà. Nhiệt độ của nước pha trà phải căn cứ vào từng loại, có loại cần nước thật nóng nhưng có loại chỉ cần nước đủ ấm, có loại phải để ngấm mới uống nhưng cũng có loại không cần để ngấm lâu.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, địa phương lại có sở thích uống trà, cách pha, cách thưởng thức khác nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài; người Thượng Hải lại thích uống trà xanh; Người Phúc Kiến thích trà đen; còn người ở miền Nam tình Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách. Theo đó mà nghi lễ uống trà ở các vùng cũng khác nhau. Ở Bắc Kinh khi được mời trà khách đứng dậy, tay đỡ chén trà, cảm ơn rồi mới uống. Còn ở Quảng Đông, khi được mời trà khách phải khum bàn tay lại, gõ gõ 3 lần để thể hiện sự cám ơn.
Cách thưởng trà của người Trung Hoa (Nguồn: Internet)
Trà đối với nhiều người chỉ đơn thuần là một loại thức uống có lợi cho sức khỏe, nhưng đối với người Trung Hoa thì trà còn hơn cả vậy. Thưởng trà là một loại hình văn hóa truyền thống, mang đến cho người thường thử những giá trị văn hóa, tinh thần mà khó có được ở một hoạt động nào khác.