Tìm hiểu về văn hóa trên bàn ăn của một số nước châu Á

Các quốc gia châu Á nổi tiếng với nhiều phong tục tập quán cũng như nền ẩm thực độc đáo mà trong đó những quy tắc thưởng thức riêng biệt cũng tạo nên nét đặc trưng không thể nhầm lẫn. Hãy cũng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu về văn hóa trên bàn ăn của một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nhé.

Việt Nam

Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau nên có các phong tục tập quán cũng như nền ẩm thực khá ấn tượng. Những món ăn Việt Nam không chỉ phong phú trong nguyên liệu, gia vị và cách chế biến, mà cách thưởng thức cũng rất đa dạng: Có những món ăn phải cầm tay thưởng thức như gỏi, cuốn,…có những món ăn phải dùng thìa, đũa, dao, nĩa. Về văn hóa trên bàn ăn, mỗi vùng miền lại có các tục lệ khác nhau: Có những địa phương vẫn duy trì tục mời cơm theo thứ tự trên dưới như miền Bắc, có những nơi lại ăn uống thoải mái như miền Nam.

Trên bàn ăn Việt Nam, nguồn tinh bột quan trọng nhất là món cơm sẽ luôn được đặt đầu bàn, nơi người lớn tuổi nhất trong nhà vẫn ngồi (và thường là phụ nữ như bà hoặc mẹ), thể hiện dấu ấn rõ nét của chế độ mẫu hệ đặc trưng ở nước ta. Bản sắc riêng của ẩm thực Việt còn thể hiện qua bát nước chấm: Bát nước chấm thường được đặt ở giữa mâm cơm thể hiện sự hội tụ và thông thường tất cả người dùng bữa chấm chung một bát nước chấm chứ không sử dụng mỗi người một bát như phương Tây. Bên cạnh đó, người Việt cũng ưa chuyện trò và trao đổi về mọi thứ diễn ra trong ngày trên bàn ăn.

NguyenBinhVTV-164005104032-vietnamese

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, bữa ăn luôn được chia ra thành nhiều hình thức khác nhau: điểm tâm (dimsum), tiệc trà, tiệc bàn tròn,… Điểm đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa là bày trí bát đĩa và món ăn trên bàn xoay. Khi dùng bữa, moi người chỉ cần xoay nhẹ là có thể dễ dàng gắp được những món ăn mình thích. Ngoài việc làm quen với loại bàn ăn này, khi tới Trung Quốc, bạn cũng nên lưu ý những quy tắc ăn uống khác: Trừ món súp hoặc canh, các món ăn khác luôn luôn phải được ăn bằng đũa; tuyệt đối không hút thuốc trong bàn ăn; chỗ ngồi trong bữa ăn phải dựa vào sắp xếp của gia chủ, khách không được ngồi tùy tiện,…

NguyenBinhVTV-164005104059-chinese

Ấn Độ

Điểm đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực của người Ấn Độ chính là thói quen ăn bốc, song cầm thức ăn bằng tay trái là điều cấm kị, bởi theo người Ấn, tay trái là đại diện cho “các ác” gốm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho “cái thiện” với tính chất đúng đắn, công lý và thanh khiết. Người Ấn Độ khi ăn sẽ cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải, họ không sử dụng đũa, dao, thìa để gắp thức ăn. Đối với những món có dạng lỏng như cà ri họ cũng sẽ ăn bằng tay.

Thói quen ăn bằng tay ở Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi Phật giáo cùng Hồi giáo, người Ấn hình thành quan niệm sùng bái tự nhiên và cho rằng thức ăn, đồ uống là do đấng tối cao trao cho, chúng phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính. Một số đất nước có nguồn gốc Hồi giáo như Indonesia cũng có tục ăn bốc này.

NguyenBinhVTV-164105104128-Indian

Hàn Quốc

Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn hóa ẩm thực của xứ Kimchi chính là phép tắc trên dưới. Người Hàn cực ký coi trọng thứ bậc trong xã hội và trên bàn ăn cũng như thế.

Bữa ăn của người Hàn thông thường cũng rất đa dạng về chủng loại gồm các món hấp, món nướng, món xào, món khô, món nước,… và mỗi loại thức ăn có cách thưởng thức khác nhau, như thìa chỉ dành riêng để ăn cơm và đũa để ăn các món khác. Bên cạnh đó cũng hãy chú ý tới việc cùng chia sẻ thức ăn với người khác thông qua những chiếc nồi lớn đặt giữa bàn, bởi người Hàn tin rằng việc san sẻ này sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Khi rót đồ uống, người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu, người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi chuyền ly cho người trẻ tuổi, họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Điều này được coi là phép lịch sự và lễ độ cơ bản nhất trong ăn uống ở Hàn.

NguyenBinhVTV-164205104239-korean

Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản mang tính tỉ mỉ và thẩm mỹ cao trong cả cách chế biến và thưởng thức. Một điểm đặc trưng của ẩm thực của xứ Phù Tang là khi dọn ra bạn, thức ăn trên đĩa thường rất ít, bởi người Nhật quan niệm không có gì là chính là phụ, mọi thứ đều tương liên và cân bằng với nhau. Do đó, không chỉ có món ăn đẹp mắt mà chính những họa tiết trang trí trên bát đĩa cũng phải được hiển lộ, bằng việc không để đầy thực phẩm lên trên.

Trong bữa ăn, người Nhật phải có lời mời “Itadakimasu” trước khi ăn và câu “Gochiso sama deshita” sau khi ăn mang ý nghĩa cảm ơn vì bữa ăn ngon. Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất trọng “không gian riêng” trong bữa ăn. Mỗi người đều tự cầm bát và luôn hướng đũa về phía mình, không để bát hay tựa cùi chỏ lên bàn. Với món ăn “quốc hồn quốc túy” là sushi, danh sách những quy tắc cần phải nhớ lại càng dài thêm: Không gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm. Thậm chí, ở một số nhà hàng sushi cao cấp, đầu bếp sẽ tự phết một lượng vừa đủ wasabi lên sushi cho bạn và bạn không được “tự ý” nêm nếm gì thêm sau đó. Ngoài ra, người Nhật cũng có rất nhiều những quy tắc ẩm thực khác.

NguyenBinhVTV-164305104352-japanese

Theo Wiki Travel

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc