Tăng cường sức khỏe với nước trà sả

Cây sả cùng họ với chanh nhưng có vị ngọt, tính ôn hòa hơn và chứa nhiều các dưỡng chất như folate, magiê, sắt, vitamin, đồng, kẽm, canxi… – những chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế mà ngoài việc sử dụng sả làm gia vị chế biến món ăn, nhiều người còn có thói quen uống một ly nước trà sả mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp cở thể khỏe mạnh hơn. Hãy cùng DIVA Gốm Sứ khám phá những tác dụng bất ngờ của trà sả nhé.

shutterstock-81198445-1457515412284-140-0-651-1000-crop-1457515439403

TÁC DỤNG CỦA TRÀ SẢ

Chống cảm cúm

Trong sả chứa rất nhiều vitamin C, bổ sung đay giúp cơ thể chống chọi với các căn bệnh thời tiết như sốt, ho, cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp xoa dịu các cơn đau cơ, đau khớp và đau đầu do bị cảm rất hiệu quả.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Tinh dầu sả có tác dụng tối ưu trong việc ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày, viêm đường ruột… 1 – 2 tách trà sả mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Điều hòa kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt, hãy thường xuyên uống 2 tách trà sả nóng mỗi ngày để điều hòa. Ngoài ra, trà sả còn có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá do hormon thay đổi.

The lemon grass and lemon grass tea.

Loại bỏ độc tố

Tính lợi tiểu của sả cực kỳ hiệu quả trong việc giúp thải bỏ axit uric, độc tố và các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Nước trà sả còn có công dụng lọc gan, ruột, tuyến tụy và thúc đẩy sự lưu thông máu.

Kháng khuẩn và kháng viêm

Sả giàu thành phần kháng khuẩn nên có công dụng ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và cải thiện các vấn đề về da như ngừa mụn, vết thâm… Bên cạnh đó, trong sả cũng có thành phần kháng viêm giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, bệnh gút, viêm xương khớp hiệu quả.

Chống suy nhược

Uống nước trà sả thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng và mệt mỏi nhờ hương thơm dịu nhẹ. Bạn cũng có thể kết hợp trà sả với các loại thảo dược như gừng, chanh, hoa nhài để có một thức uống thơm ngon…

Giàu chất chống oxy hóa

Sả giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa tế bào ung thư và các bệnh kinh niên như Alzheimer. Bên cạnh đó, loại thực vật này còn có tính lợi tiểu giúp tuyến tụy và gan khỏe mạnh, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.

CÁCH LÀM TRÀ SẢ

Nguyên liệu:

  • Sả sấy khô
  • Gừng
  • Chanh
  • Quế
  • Đinh hương
  • Bạch đậu khấu
  • Mật ong
  • Một cái xoong
  • 1 cái chén
  • Muỗng đo lường
  • Cái nạo
  • Lưới lọc

Tang-cuong-suc-khoe-voi-nuoc-tra-sa-5

Các bước thực hiện:

1. Cho 2 chén nước vào xoong và đun nóng. Sau đó cho vào 2 muỗng canh lá sả đã phơi hoặc sấy khô, một ít gừng nạo, một ít đinh hương, một mẩu quế và 2 hạt bạch đậu khấu đã bẻ nhỏ. Tiếp tục đun cho đến khi sôi.

2. Lọc lấy nước, cho ra một chiếc ly thủy tinh, sau đó vắt thêm một ít chanh và tạo ngọt bằng mật ong là bạn đã có ngay một ly trà sả thơm ngon và cực tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý:

–  Bạn có thể dùng sả tươi thay vì sả sấy khô.

– Phụ nữ có thai tuyệt đối không uống trà sả vì có thể gây kích thích sự co bóp. Ngoài ra, trẻ nhỏ, người có bệnh thận và gan cũng không nên dùng trà sả.

Theo Nguyễn Hiếu – Phụ nữ TPHCM

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc