Những sai lầm biến đồ dùng nhà bếp thành “sát thủ” sức khỏe

Xoong, nồi, bát đĩa, các hóa chất tẩy rửa… là những thứ không thể thiếu trong mọi căn bếp. Tuy nhiên, do sai lầm trong cách sử dụng những vật dụng quen thuộc này có thể trở thành sát thủ đối với sức khỏe. Hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu và lưu ý những vấn đề sau đây để sử dụng vật dụng nhà bếp một cách hợp lý và khoa học nhất nhé.

1. Xoong, nồi bằng nhôm

Xoong, nồi làm bằng nhôm là vật dụng làm bếp quen thuộc với người nội trợ, tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe bởi nhôm rất dễ bị ăn mòn. Khi dùng xoong, nồi nhôm để nấu thức ăn, nhôm có thể hòa tan vào thức ăn và lâu ngày sẽ gây nhiễm độc, ung thư, tổn hại hệ thần kinh. Bên cạnh đó, những loại xoong, nồi được làm từ nhôm tái chế kém chất lượng thường chứa hàm lượng chì cao. Chì tích tụ trong cơ quan nội tạng có thể gây ngộ độc chì và ung thư.

Để hạn chế những nguy cơ này, bạn nên lưu ý không dùng xoong, nồi làm từ nhôm để đựng những đồ ăn mặn và đồ ăn chua cũng như không nấu quá lâu trên bếp, hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó bạn cũng không được dùng vật cứng, bùi nhùi kim loại để cọ rửa, làm mất lớp ô-xít nhôm trên bề mặt xoong, nồi.

bo-noi-nhom1

2. Chảo chống dính

Chất chống dính trên bề mặt những chiếc chảo chống dính thực chất là một loại polyme chịu nhiệt, đây không phải là chất độc tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, polyme có thể bị phân hủy và sinh ra chất độc. Đặc biệt, đối với các loại chảo kém chất lượng, hàm lượng các chất độc này càng lớn, nếu được hấp thu vào cơ thể trong thời gian dài, chất độc có thể gây nên tình trạng khó thở, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Để hạn chế những nguy cơ này, bạn chỉ nên sử dụng các loại chảo chống dính của các thương hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Rửa chảo thật sạch chảo trước lần sử dụng đầu tiên. Không sử dụng mức nhiệt quá cao khi chiên, rán. Không dùng thìa kim loại sắc cạnh khi nấu vì có thể làm xước bề mặt chống dính. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên rửa chảo khi vừa chiên, rán xong.

anh 2

3. Bát, hộp nhựa đựng thức ăn

Hiện nay, các loại bát, hộp đựng thức ăn làm bằng nhựa là sản phẩm quen thuộc bởi tính tiện dụng cũng như chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu gặp phải sản phẩm được làm từ nhựa kém chất lượng, trong quá trình sử dụng, những vật dụng này sẽ sản sinh BPA với nguy cơ gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư… Ngoài ra, ngay cả các sản phẩm nhựa chất lượng tốt, sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh cho con người.

Chính vì lẽ đó mà Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên thay thế dần các sản phẩm chén, đĩa, hộp nhựa bằng đồ gốm, sứ, thủy tinh… Nếu dùng đồ nhựa, hãy chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, có độ trong và độ bóng cao cũng như nhanh chóng vứt đi khi vật dụng có mùi hôi, ngả màu,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng trên 100 độ C hoặc sử dụng trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao.

bo-3-hop-nhua-cao-cap-dung-thuc-pham

4. Màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy màng bọc thực phẩm thường được làm từ nhựa PVC (sử dụng thêm chất phụ gia DEHA) và PE. Chất DEHA có thể ngấm vào thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm rối loạn nội tiết, dậy thì sớm ở bé gái.

Bởi thế, khi sử dụng màng bọc thực phẩm, bạn nên mua những sản phẩm uy tín, có chứng nhận chất lượng và nên lựa chọn màng PE (ít chất phụ gia). Ngoài ra, bạn cũng không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm nóng, hoa quả nhiều vitamin C. Không dùng màng bọc trong lò vi sóng.

Cach-lam-trung-chien-bang-lo-vi-song-4

5. Nước rửa chén

Hầu hết các loại nước rửa chén đều chứa một số hóa chất có tính tẩy rửa mạnh nên việc ảnh hưởng của những sản phẩm này tới sức khỏe con người là khó tránh khỏi, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài: Phần da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất sẽ bị bào mòn, gây viêm da; natri hidroxit còn lưu lại trên bát đĩa rửa chưa kĩ có thể đi vào dạ dày, làm hỏng chức năng của hệ tiêu hóa.

Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên chỉ sử dụng nước rửa chén của các thương hiệu uy tín, khi rửa chén đĩa, bạn nên đeo găng tay cao su. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không đổ trực tiếp nước rửa chén lên vật dụng. Sau khi rửa xong, phải tráng sạch bằng nước lã. Ngoài ra, bạn cũng không được ngâm chén đũa trong dung dịch nước rửa chén quá lâu.

sai-lam-rua-bat-gay-ra-tai-hoa-chet-nguoi_3

Theo Báo Mới

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc