Những kiến thức cơ bản về pha lê

Từ ngàn xưa pha lê đã trở thành một biểu trưng của sự sang trọng, tinh tế không thể thiếu trong cung điện vua chúa, gia đình hoàng gia. Hiện nay, pha lê luôn là lựa chọn tốt nhất để tỏ lòng tri ân, trân trọng, biểu dương những thành tựu, thành công. Trong bài viết này, hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu về sơ lược về pha lê.

swarovski-hed-2014

Cách nhận biết pha lê

Có 2 loại pha lê là pha lê tự nhiên và pha lê nhân tạo. Ngày nay, các loại hàng lưu niệm, quà tặng thường được làm từ pha lê nhân tạo. Pha lê tự nhiên rất hiếm, nếu khai thác được khối lớn cũng chứa nhiều tạp chất, giá thành rất cao. Do đó, pha lê tự nhiên thường được chế tác thành các loại trang sức cao cấp.

images (1)

Pha lê nhân tạo chia làm ba loại, ta có thể phân biệt bằng cách giơ cao pha lê dưới ánh sáng đèn huỳnh quang và quan sát như sau:

  • Pha lê cao cấp: Không nhìn thấy bất cứ tỳ vết hay sớ sọc nào, độ sáng hoàn toàn tinh khiết. Với các loại pha lê cao cấp nhất, khi ánh sáng chiếu vào các góc cạnh sẽ tán sắc ánh sáng tạo ra sắc màu cầu vồng đẹp mắt.

Untitled

  • Pha lê trung bình: Có một số ít tỳ vết và sớ sọc nhưng không nhiều, độ trong, độ sáng của pha lê không hoàn toàn tinh khiết.

images (2)

  • Pha lê kém chất lượng: Bên trong pha lê sẽ có nhiều đường sọc vằn vện. Ngoài ra trong một số trường hợp khi quan sát bằng mắt thường ta sẽ thấy hơi ngả vàng hoặc xanh lá cây.

Lưu ý: Nếu pha lê có đầy đủ tính chất của pha lê cao cấp nhưng chứa một số bong bóng thì cũng bị xem như pha lê trung bình.

Cấu tạo của pha lê

Khi sản xuất pha lê người ta trộn một dạng thủy tinh silicat kali và một lượng ôxít chì II (PbO) có thể cả ôxít bari (BaO). Để có pha lê lấp lánh tán sắc hơn so với thủy tinh thông thường, người ta thêm ôxít chì vào thủy tinh nóng chảy. Chì cũng giúp pha lê mềm và dễ cắt hơn. Pha lê là mặt hàng thủy tinh chứa chì, thông thường pha lê chứa từ 12-28% chì, một số sản phẩm có thể chứa tới 33% chì. Hàm lượng chì tạo ra sự lấp lánh cho pha lê nhưng hàm lượng chì càng cao thì pha lê càng khó tạo hình khi thổi. Việc pha thêm ôxít bari chỉ có tác dụng làm tăng chiết suất của thủy tinh.

Vào năm 1676, George Ravenscroft được coi là người phát minh ra pha lê mặc dù tại Ai Cập và Lưỡng Hà người ta đã thêm chì vào thủy tinh nóng chảy từ thời cổ đại..

Các nhà sản xuất đồ pha lê nổi tiếng bao gồm Baccarat tại Pháp, Royal Leerdam Crystal của Hà Lan, Steuben Glass tại Hoa Kỳ, Waterford Crystal tại Ireland và Swarovski tại Áo.

Không nên sử dụng pha lê có hàm lượng chì cao đựng thực phẩm, nước uống vì có thể gây hại đến sức khỏe.

Các cách giữ pha lê sáng đẹp

Sau khi dùng một thời gian, pha lê có thể bị mờ hoặc mất độ bóng. Các bạn hãy tham khảo một số cách sau để tìm lại được vẻ mới, đẹp như ban đầu:

Với ly tách bằng pha lê: pha cồn 90 độ với nước ấm, dùng dung dịch này để rửa,  ly tách sẽ sáng choang như mới.

Với chai lọ bằng thuỷ tinh, pha lê được trong suốt: rửa bằng dung dịch nước muối trước sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

Với mắt kính đeo bị mờ: dùng vải mềm thấm với cồn 90 độ và chà đều, kính sẽ hết mờ.

Với mặt kính đồng hồ lâu ngày bị mờ: dùng vải mềm thấm một ít kem đánh răng rồi chà nhẹ đều lên bề mặt sau lại bằng khăn sạch cho đến khi mặt pha lê sáng trở lại.

Ngân Mai (Tổng hợp từ Internet)

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc