Khám phá nét độc đáo trong văn hóa trà Hàn Quốc

Văn hóa thưởng trà của người Hàn Quốc được xem là không cầu kỳ như người Nhật, nhưng thật sự đằng sau mỗi chén trà cũng ẩn chứa rất nhiều những ý nghĩa nghệ thuật và tinh thần. Hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu nhé.

Nguyên liệu trong chén trà Hàn Quốc

Nếu như trong trà đạo Nhật Bản thường dùng bột trà xanh (matcha) thì ở Hàn Quốc, người ta dùng toàn bộ lá trà xanh (Jakseol-cha). Chất lượng, giá trị và hương vị của trà phụ thuộc vào thời gian hái (mùa trà). Ở xứ Kim Chi có 4 mùa trà: Mùa trà đầu tiên trong năm – Gok-u bắt đầu vào ngày 20 tháng 4 là mùa trà cho loại trà thượng hạng (U-jeon) với những lá trà non đầu tiên. Mùa trà thứ hai Sea-jak bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5, lá trà hái sau vài tuần nhưng cũng cho hương vị khác hẳn so với mùa trà đầu. Mùa trà thứ ba Jung-jak thì lá trà sẽ già và to hơn. Mùa trà cuối cùng trong năm là Dea-jak cho loại trà kém nhất và có giá cả thấp nhất.

Ngày nay người Hàn Quốc ngoài lá trà xanh còn dùng trà xanh ướp các hương khác nhau như hương quế, hương hoa cúc… và nổi tiếng nhất là trà sâm.

canh-dong-tra-xanh-lon-nhat-han-quoc-3_1381720945

Đặc trưng dụng cụ pha trà Hàn Quốc

Một bộ trà cụ cơ bản của người Hàn Quốc bao gồm khay trà, ấm trà, 3 tới 5 chén trà, 1 bát để làm nguội trà, hũ đựng trà và dụng cụ lấy trà. Chất liệu chủ yếu của trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhưng tinh tế, phản ánh sự gắn kết hài hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên nổi bật hơn cả vẫn là những trà cụ làm bằng gốm tráng men theo phong cách riêng biệt của người Hàn Quốc gọi là phong cách gốm Hagi. Riêng hũ đựng trà thường làm bằng đất sét nặn và được tráng men trong lò đốt bằng củi, thìa xúc trà làm bằng gỗ có cán dài.

art-korea-tea

Tùy thuộc vào từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà ở xứ Kimchi dùng các loại trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu katade có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Vào mùa thu và mùa đông kiểu bát irabo giữ được nhiệt của nước trà.

Nghệ thuật pha trà của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thường dùng nước nóng khoảng 70-80°C để pha trà, càng nhiều trà thì thời gian pha trà sẽ càng ngắn. Bên cạnh đó, những nghệ nhân trà hay những người đam mê thưởng trà thường dùng nước trên núi vào mùa xuân để có hương vị ngon nhất.

16-trai-nghiem-du-lich-han-quoc-ivivu-1

Nguyên tắc thưởng trà truyền thống của Hàn Quốc

Khách vào thưởng trà thì ngồi cách xa bàn trà, chủ nhà sẽ pha trà và rót vào từng chén trà, đặt vào một khay gỗ nhỏ và đưa tới từng vị khách. Khi khách dùng hết trà, chủ nhà sẽ rót trà lần hai và suốt thời gian thưởng trà, chủ nhà chỉ rót 2 lần trà cho khách. Hiện nay, nghi thức thưởng trà đã thoải mái và bớt nguyên tắc hơn tuy nhiên các nghi thức truyền thống vẫn được duy trì trong những nghi lễ quan trọng.

Theo quan niệm của người Hàn Quốc, khi mời khách, người pha trà phải ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho người khách cảm nhận được thành ý của mình. Trước khi uống trà, phải tráng chén trà bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện tốt lành. Chủ nhà lần lượt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lượt nước nóng lên trà để rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nước đầu đi. Tùy vào mùa hái lá trà mà tính thời gian cho trà ngấm vào chén.

dung-cu-pha-tra-Han-Quoc

Sau đó, chủ nhà đổ nước vừa độ nóng vào ấm trà chờ ngấm khoảng 20 giây đến hai ba phút, sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều, rồi mới chắt vào chén quân để mời khách.

Mặc dù không có quá nhiều nghi thức cầu kỳ như người Nhật, nhưng khi thưởng trà cùng người Hàn Quốc cũng phải lưu ý những điểm sau:

– Khách phải chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau để thể hiện lòng biết ơn sự tiếp đón của chủ nhà.

– Khi dùng trà, phải cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng hương trà. Sau đó tay che miệng chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.

Van-hoa-tra

Tổng hợp từ Internet

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc