Học cách trang trí dĩa ăn để món ăn thêm bắt mắt

Với những người yêu thích nội trợ và nấu nướng, chắc hẳn sẽ rất yêu thích và mua sắm rất nhiều bộ bát dĩa để sử dụng trong các dịp đặc biệt khác nhau hoặc theo chủ đề món ăn. Trong bài viết này, DIVA GỐm Sứ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và trang trí món ăn phù hợp với các loại dĩa thông thường mà mỗi gia đình đều có.

Dĩa tròn

Đây là loại dĩa phổ biến, đơn giản và đa dạng nhất, được nhiều gia đình sử dụng để đựng và trưng bày món ăn. Chúng ta có thể trang trí một góc hay xung quanh dĩa đều đẹp và làm nổi bật món ăn bên trong.

x20151202_ANKT_TrangTriDiaAn-9-83a31.jpg.pagespeed.ic.tH4EUCSguD

Với loại dĩa này, chúng ta có thể kết hợp giữa màu xanh của dưa chuột, màu đỏ từ cà chua, màu vàng của cà rốt, màu tím từ cà tím… để trang trí tròn đều xung quanh dĩa ăn làm món ăn thêm phần nổi bật, đựng được nhiều thức ăn mà không làm mất nhiều diện tích của dĩa, làm món ăn trông đầy đặn hơn. Cách trang trí này phù hợp nhất với các món nộm, món xào, món gỏi.

Dĩa bầu dục

Thông thường, dĩa hình bầu dục thường dùng để bày các món cá. Cá thường được đặt dọc theo thân dĩa, trọng tâm ở trong lòng dĩa. Phần vành dĩa phía đầu cá thường trống nên chúng ta nên tập trung phần trang trí ở đó để che bớt khoảng trống mà vẫn tôn vinh giá trị món ăn và việc tập trung tarng trí ở 1 điểm sẽ làm món ăn thêm nổi bật. Ngoài ra, chúng ta có thể trang trí lên bề mặt cá nhưng chú ý không nên trang trí quá nhiều sẽ che kín món ăn.

ca-loc-chien-xu

Chúng ta cũng có thể trang trí 1 dải bên cạnh dĩa hoặc dùng các món rau ăn kèm để trang trí.

h2(132)

Dĩa vuông hoặc chữ nhật

Với loại dĩa hình vuông, hình chữ nhật, chúng ta không nên trang trí theo hình tròn, hình vòng cung vì tạo ra nhiều góc trống trên dĩa tạo cảm giác món ăn không đầy đặn và không chứa được nhiều thức ăn. Chúng ta nên trang trí dọc lòng dĩa hoặc trang trí theo các đường viền xung quanh dĩa.

4-cat-tia-ot-1430812531238

Dĩa lá

Loại dĩa này phù hợp với các món chiên khai vị và chúng ta chỉ nên tập trung trang trí ở phần cuống lá hoặc một góc dĩa vì đặc trưng loại dĩa này có các điểm gãy, không đều.

500-374-bi-quyet-trang-tri-mon-an-dep-mat-182b

Ngân Mai (Tổng hợp từ Internet)

Bài viết liên quan

Gốm Đông Triều – Những nét đẹp văn hóa xứ than

Những loại đất nguyên liệu làm ấm Tử Sa

Sơ lược về gốm sứ Trung Quốc